• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TUY AN
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuy An: Tình hình sâu bệnh hại lúa hè thu năm 2022 có chiều hướng phát triển mạnh

Theo Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Tuy An cho biết: Hiện nay lúa hè thu trên địa bàn huyện đang làm đồng, trỗ bông và vào hạt. Nhưng do ảnh hưởng của thời tiết ngày nắng nóng, chiều tối có mưa nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh có chiếu hướng phát sinh và phát triển gây hại trên cây lúa hè thu năm 2022.

Quang cảnh: Bà con nông dân đang phun thuốc đặc hiệu phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa hè thu năm 2022

Theo Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Tuy An cho biết: Hiện nay lúa hè thu trên địa bàn huyện đang làm đồng, trỗ bông và vào hạt. Nhưng do ảnh hưởng của thời tiết ngày nắng nóng, chiều tối có mưa nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh có chiếu hướng phát sinh và phát triển gây hại trên cây lúa hè thu năm 2022.

Tính đến thời điểm này, toàn huyện có 88 ha lúa hè thu tại các HTX đang bị các tác nhân gây hại. Trong đó, chuột cắn phá rải rác 20 ha, tỷ lệ hại 1-5% dảnh, trong giai đoạn lúa chín sữa, tại các địa phương An Dân, An Cư, Chí Thạnh. Rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại 08 ha, mật độ từ  50 – 150 con/m2, trong thời kỳ lúa giai đoạn trổ, chín sáp rải rác tại các địa phương trong huyện. Bệnh khô vằn gây hại 50 ha, tỷ lệ bệnh từ 2-5% dảnh lúa, cấp bệnh từ 1-3 lúa trong giai đoạn trổ - chín sáp tại các địa phương An Thạch, An Cư, An Ninh Tây và An Định. Bệnh lem lép gây hại 10 ha, tỷ lệ bệnh từ 2-3% /hạt, cấp bệnh từ 1-3 trong lúa giai đoạn trổ, vào hạt rải rác tại các HTX trong huyện.

Trước tình hình sâu bệnh gây hại trên luá hè thu năm 2022, Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Tuy An chỉ đạo và hướng dẫn các HTX và bà con nông dân phòng trừ bằng thuốc đặc hiệu đối với từng đối tượng gây hại như: chuột dùng bẩy bã, đào hang hun khói, bẩy cây trồng… dùng thuốc sinh học Biorat. Đối với Rầy nâu, Rầy lưng trắng Sử dụng thuốc shin 20WP, Actara 25WG, Chess 50WG, Bassa 50EC phun khi rầu mới suất hiện ở tuổi 1-3 (rầy cám). Đối với bẹnh khô vằn dùng thuốc Anvil 5EC, Validacin 5L, Hexaconezole, Validamycin. Đối với bệnh lem lép hạt phun thuốc Tivaho 700WP, Thontrangvil 150SC, Nativo 750WG, Tilt Super 300EC cho đến khi dứt điểm, tránh lây lan sang diện rộng ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch./.

Hoàng Anh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bản đồ
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8
Hôm qua : 429