Đoàn khảo sát của HĐND tỉnh tiến hành khảo sát Di tích lịch sử cấp quốc gia địa đạo Gò Thì Thùng
Sáng 14/3, Đoàn Công tác của Ban Văn hóa -xã hội HĐND tỉnh, do bà Tạ Thị Thu Hương, Phó Trưởng ban Văn hóa -xã hội HĐND tỉnh làm trưởng đoàn tiến hành khảo sát công tác duy tu, bảo dưỡng, quản lý các di tích lịch sử -văn hóa, danh thắng phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, giai đoạn 2020-2022, gồm Di tích lịch sử cấp quốc gia địa đạo Gò Thì Thùng, Di tích lịch sử cấp quốc gia Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương và Di tích danh thắng cấp Quốc gia đầm Ô Loan. Tham gia đoàn khảo sát còn có đại diện Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, lãnh đạo Sở VH - TT - DL và HĐND, UBND huyện Tuy An.
Theo báo cáo của UBND huyện Tuy An, địa đạo Gò Thì Thùng (xã An Xuân) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia vào tháng 8/2008 và đã thực hiện khoanh vùng bảo vệ với tổng diện tích hơn 156.405m2. Đến năm 2010, từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển văn hóa, Sở VH,TT&DL đã trực tiếp thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo các hạng mục địa đạo, nhà truyền thống, với kinh phí 3 tỷ đồng. Đầu tháng 7/2022, HĐND huyện Tuy An thông qua Nghị quyết tiếp tục tu bổ, tôn tạo các hạng mục tại Di tích lịch sử cấp quốc gia Địa đạo Gò Thì Thùng, với kinh phí 1,2 tỷ đồng.
Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia vào năm 1996. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh và UBND huyện Tuy An đã thực hiện việc khoanh vùng bảo vệ tại khu vực Mộ và Đền Lê Thành Phương. Trong đó, tại đền Lê Thành Phương, khu vực bảo vệ I có diện tích hơn 8.360m2, khu vực bảo vệ II có diện tích hơn 6.100m2.Tại mộ Lê Thành Phương, khu vực bảo vệ I có diện tích hơn 2.835m2, khu vực bảo vệ II có diện tích hơn 23.390m2. HĐND huyện Tuy An, khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 cũng đã thông qua Nghị quyết thực hiện san lấp mặt bằng và xây dựng các hạng mục phụ trợ di tích lịch sử đền Lê Thành Phương, Với tổng mức đầu tư hơn 2, 5 tỷ đồng. Trong khi đó, đầm Ô Loan được công nhận Di tích danh thắng cấp quốc gia vào năm 1996. Đã thực hiện việc khoanh vùng bảo vệ, với diện tích sau khi được điều chỉnh là 1.783ha, trong đó khu vực bảo vệ I có diện tích 1.721ha, khu vực bảo vệ II có diện tích 62ha.
Đây là hoạt động nhằm phục vụ công tác giám sát việc quản lý Nhà nước đối với bảo tồn phát huy hiệu quả giá trị các di tích lịch sử -văn hóa, danh thắng, công tác duy tu, bảo dưỡng, quản lýcác di tích lịch sử -văn hóa, danh thắng phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020-2022 của Ban Văn hóa -xã hội HĐND tỉnh đảm bảo đạt hiệu quả, chất lượng.
Khắc Nho
Các tin cùng chuyên mục:
-
Tuy An: Tham vấn cộng đồng về hành động sớm trước thiên tai (24/03/2023)
-
Tuy An: Giải ngân vôn vay thực hiện 2 dự án chăn nuôi và khai thác thủy sản trên biển (24/03/2023)
-
Tuy An: Tập huấn công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới (22/03/2023)
-
Tuy An: Lấy ý kiến tham gia đóng góp Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (14/03/2023)
-
Ban Văn hóa -xã hội HĐND tỉnh: Khảo sát công tác duy tu, bảo dưỡng, quản lý các di tích lịch sử -văn hóa, danh thắng phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Tuy An (14/03/2023)
- Gành Đá Đĩa
-
626/UBND
V/v công tác tuyên truyền -
625/UBND
V/v thống nhất nhận thức chung về sự khác nhau giữa CNTT và chuyển đổi số -
621/UBND
V/v góp ý dự thảo Kế hoạch triển khai Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2023 -
620/TB-UBND
V/v Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên (01/4/1975 - 01/4/2023) và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023) -
105/TB-UBND
Báo cáo Công tác quản lý nhà nước đối với bảo tồn phát huy hiệu quả giá trị Các di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng; công tác duy tu, bảo dưỡng, quản lý các di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng phục vụ du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2022
Liên kết website