• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TUY AN
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung tâm Y tế huyện Tuy An hưởng ứng Ngày Thế giới Nhận thức về Tự kỷ (ngày 02/4/2025)

Tự kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ em, bao gồm những khiếm khuyết nặng nề về khả năng tương tác xã hội, giao tiếp và những quan tâm, hoạt động bó hẹp, định hình. Dù không có cách chữa trị đặc hiệu nhưng nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng hướng, trẻ tự kỷ có nhiều cơ hội cải thiện hòa nhập, thích nghi và có thể sống tự lập, thậm chí thành công ở tuổi trưởng thành.

 

Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh tự kỷ ngày 02/4/2025, Trung tâm Y tế huyện Tuy An đôn đốc tất cả các khoa, phòng, trạm y tế xã cần có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt cho trẻ đến khám và điều trị tại cơ sở. Đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ; thiểu năng; trẻ tự kỷ. Tăng cường phối hợp giữa khám chữa bệnh, chăm sóc điều dưỡng; xây dựng một môi trường thân thiện cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn. Hướng dẫn gia đình cách chăm sóc cho trẻ tự kỷ; chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học.

Đồng thời truyền thông, tư vấn cho người nhà về cách phát hiện sớm các triệu chứng tự kỷ ở trẻ như: Thiếu những kỹ năng tương tác xã hội như trẻ không biết chỉ tay, ít giao tiếp bằng mắt, ít cử chỉ giao tiếp, không làm theo hướng dẫn, chơi một mình không chia sẻ, chỉ làm theo ý thích của mình, không để ý đến thái độ và tình cảm của người khác; Một số trẻ chẳng biết lạ ai, đến nơi mới nào cũng không để ý đến sự đổi thay của môi trường. Trẻ thường gắn bó và để ý tới đồ vật nhiều hơn là để ý tới mọi người xung quanh; Bất thường về ngôn ngữ: Chậm nói, hoặc đã nói được nhưng sau đó lại không nói, phát âm vô nghĩa, dạy không nói theo. Ngôn ngữ thụ động, không biết đặt câu hỏi, hoặc hỏi lại nhiều lần một câu hỏi. Không biết đối đáp hội thoại, không biết kể lại những gì đã chứng kiến. Giọng nói khác thường như nói giọng lơ lớ, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời, nói rất to; Bất thường về hành vi, thói quen và ý thích thu hẹp. Những thói quen rập khuôn thường gặp là: đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng một vị trí, thích mặc đúng một bộ quần áo; Rối loạn cảm giác do thần kinh, sợ khi nghe tiếng động to nên khóc thét hoặc bịt tai, che mắt hoặc chui vào góc do sợ ánh sáng, sợ một số mùi vị, không thích ai sờ vào người, ăn không nhai và kén ăn; Trẻ lớn lên thường đi học muộn, ít hòa nhập với bạn bè, khó khăn ngôn ngữ giao tiếp, ...

Trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và can thiệp sớm để trẻ có thể hòa nhập được với môi trường, cũng như cơ hội cho khả năng sống độc lập khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành. Sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, cộng đồng là yếu tố rất quan trọng để mang lại hiệu quả tốt cho sự phát triển của trẻ, chứ không đơn thuần là dùng thuốc để chữa trị.

Thành Trung

 

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 166
Hôm qua : 382