• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TUY AN
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuy An: Phát triển mô hình vùng trồng cây ăn quả, cây mắc ca gắn với chế biến hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm

UBND huyện Tuy An vừa triển khai Kế hoạch thực hiện mô hình vùng trồng cây ăn quả, cây mắc ca gắn với chế biến hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2023-2026, định hướng đến năm 2030.

Nhân rộng mô hình trồng cây ăn quả (Bưởi da xanh) tại xã An Định

UBND huyện Tuy An vừa triển khai Kế hoạch thực hiện mô hình vùng trồng cây ăn quả, cây mắc ca gắn với chế biến hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2023-2026, định hướng đến năm 2030.

Với mục đích góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng trưởng và phát triển bền vững cây ăn quả, cây mắc ca của địa phương, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần làm tăng thu nhập cho người sản xuất. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2026, huyện Tuy An tập trung phát triển diện tích cây ăn quả, cây mắc ca khoảng 1.535ha, sản lượng đạt khoảng 10.757 tấn và đến năm 2030, diện tích khoảng 1.691ha, sản lượng 11.959 tấn, trong đó định hướng vùng trồng cây ăn quả tập trung khoảng 250 ha ở các xã An Xuân, An Lĩnh, An Thọ, An Nghiệp, với các loại cây ăn quả, như bưởi da xanh, bơ, mít, mãng cầu, xoài...và có ít nhất từ 5-10% diện tích có liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Riêng cây mắc ca, bước đầu tập trung triển khai trồng tại 03 xã An Thọ, An Lĩnh, An Xuân và ưu tiên trồng cây Mắc ca bằng cây giống nhân vô tính (cây ghép). Trong đó, năm 2023 sẽ trồng 05ha, năm 2024 trồng mới 04ha, năm2025-2026trồng mới 07ha, sản lượng đạt khoảng 4,5tấn. Đến năm 2030 trồng mới thêm 15 ha, sản lượng khoảng 15 tấn.

Để thực hiện đạt và vượt mục tiêu đã đề ra, trong thời gian đến, huyện Tuy An đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả, cây mắc ca rộng rãi trong Nhân dân. Xây dựng 04 mô hình trồng cây ăn quả gắn với chế biến hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm tại các xã trên địa bàn. Năm 2023, xây dựng 03mô  hình trồng cây Mắc ca (Mỗi mô hình đạt tối thiểu 0,5ha) gắn với chế biến hàng  hóa,  xây dựng thương hiệu sản phẩm tại xã An Thọ, An Lĩnh và An Xuân. Giai đoạn 2024-2026, triển khai nhân rộng mô hình trồng cây Mắc ca tại các xã trên địa bàn. Xây dựng các chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn, phát triển mối liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ, quảng bá, để nông sản được tiêu thụ kịp thời, đảm bảo quyền lợi của các bên.

Khắc Nho


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Bản đồ
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 247
Hôm qua : 429